Xảy ra khi hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn, tiêu chảy khiến người bệnh bị mất nước, suy kiệt sức khỏe nghiêm trọng. Khi bị tiêu chảy, người bệnh thường quan tâm tới vấn đề “tiêu chảy nên ăn gì?” để nhanh chóng hạn chế bệnh cũng như phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày. Tùy theo thời gian kéo dài và số lần đi ngoài tính được, chúng ta có thể chia tiêu chảy thành 3 loại chính: tiêu chảy cấp tính (kéo dài trong vài ngày đến 1 tuần), tiêu chảy bán cấp tính (kéo dài khoảng 3 tuần), tiêu chảy mạn tính (kéo dài trên 4 tuần).
Tiêu chảy không phải là bệnh lý nghiêm trọng, tuy nhiên, nếu bị tiêu chảy, mọi người nên cân nhắc chế độ dinh dưỡng để hạn chế tình trạng nặng thêm. Tiêu chảy nên ăn gì, uống gì cũng đáng được tìm hiểu kỹ càng.
Bệnh nhân tiêu chảy nên ăn gì?
Chuối
Mềm và dễ tiêu hóa, chuối là loại trái cây có thể làm dịu bao tử, giải quyết tốt những vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Hàm lượng lớn kali trong chuối có tác dụng cung cấp chất điện phân hiệu quả cho người đang bị tiêu chảy.
Thực phẩm giàu tinh bột
Những thực phẩm chứa nhiều tinh bột như: cơm, khoai tây… không chỉ giúp giảm tình trạng tiêu chảy mà còn phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh bị tiêu chảy nên hạn chế thực phẩm nhạt, ít chất xơ, để hạn chế tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
Táo
Lượng chất xơ hòa tan pectin trong quả táo rất có ích cho những người bị tiêu chảy. Táo còn chứa hàm lượng đường tự nhiên, bổ sung năng lượng cho cơ thể của người bệnh, nhanh chóng phục hồi. Bạn nên bổ sung 2-3 quả táo/ ngày sẽ giảm đáng kể triệu chứng cũng như góp phần ngăn ngừa tiêu chảy tái phát.
Sữa chua
Đây là một trong những thực phẩm được đánh giá cao về khả năng hỗ trợ điều trị tiêu chảy. Thành phần lợi khuẩn probiotic có trong sữa chua giúp điều tiết phân lỏng, giảm cảm giác khó chịu của đường ruột, hạn chế các triệu chứng tiêu chảy.
Nước
Việc bổ sung nước là điều rất cần thiết để tránh tình trạng mất nước do đi ngoài quá nhiều. Bạn có thể sử dụng nước lọc, nước chanh hoặc nước trái cây pha loãng, nước natri kali để bổ sung hiệu quả chất điện giải cho cơ thể.
Thịt gà
Thịt gà giàu các chất bổ dưỡng như: protein, sắt, kẽm, selen… giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau thời gian bị tiêu chảy. Lưu ý không nên làm món gà rán bởi dầu mỡ trong quá trình chế biến sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa của người bệnh.
Mua thuốc normagut ở đâu?